Bạn đang tìm cách tránh đạo văn hiệu quả khi làm các dạng bài tập ở đại học như: Tiểu luận, luận văn, báo cáo thực tập,…? Chắc hẳn vấn đề trùng lặp nội dung luôn là nỗi ám ảnh với sinh viên năm nhất, năm hai thậm chí là năm cuối. Xem tiếp bài viết này, Vietbaisinhvien sẽ mách bạn cách đề phòng việc vô tình đạo văn.
Đạo văn là gì?
Đạo văn là hành vi “ăn cắp” ý tưởng, thông tin nghiên cứu được thực hiện bởi người khác mà không trích dẫn nguồn tài liệu. Việc sinh viên không biết cách tránh đạo văn sẽ dẫn đến vô vàn tác hại như: Nhận điểm kém, hủy kết quả bài tập, thiếu kiến thức, vi phạm pháp luật,…
Bí mật cách tránh đạo văn dễ dàng
Vietbaisinhvien sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đúc kết sau 12 năm viết thuê với mục đích giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng đạo văn ở đại học:
Tự viết từ kiến thức cá nhân
Hiểu đơn giản, bạn sẽ chủ động tham khảo nhiều nguồn dữ liệu về đề tài, học tập và trau dồi kiến thức. Sau đó bạn có thể tự viết ra các lập luận, xây dựng bài tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… mà không phụ thuộc quá nhiều vào thông tin có sẵn. Từ đó sẽ hạn chế gần như 90% tỷ lệ trùng lặp câu từ khi triển khai nội dung.
Kết hợp sự sáng tạo cá nhân
Khi làm tiểu luận, luận văn, bài báo cáo,… bên cạnh việc tái sử dụng các nghiên cứu/trí tuệ có sẵn, bạn nên chủ động đóng góp chất xám của mình. Để thực hiện được cách tránh đạo văn này buộc bạn phải bỏ thời gian tìm hiểu và phát triển thêm nội dung liên quan đến đề tài.
Dùng phương pháp trích dẫn
Đối với các dẫn chứng/ví dụ thì việc bạn bị máy quét vi phạm đạo văn là điều khó tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần thực hiện trích dẫn tài liệu tham khảo (bao gồm tên tác giả, nhà xuất bản, nơi phát hành,…). Cách tránh đạo văn này rất phổ biến và được nhiều sinh viên sử dụng ở mọi cấp học.
Viết lại nội dung tối thiểu 3 lần
Cách tránh đạo văn này nghe có vẻ khá phức tạp và mất nhiều thời gian, tuy nhiên mức độ hiệu quả lại vô cùng cao. Để thực hiện, bạn chỉ cần đọc qua nội dung tham khảo một đến hai lần. Kế tiếp hãy bắt đầu viết lại ý chính/luận điểm tối thiểu ba lần thì câu văn của bạn sẽ gần như khác hoàn toàn với nguồn tài liệu.
Đề tên tác giả tạo nên ý tưởng
Trong một số trường hợp, bạn sẽ vô tình “bắt” được ý tưởng hợp lý từ đâu đó.Và điều dĩ nhiên là bạn rất khó để xác định nguồn thông tin để trích dẫn. Lúc này, hãy nêu tên người mang đến ý tưởng, việc này thể hiện sự tôn trọng quyền tác giả, khả năng thu thập dữ liệu, học hỏi và lập luận của bạn.
Dùng công cụ kiểm tra
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến công cụ kiểm tra trùng lặp. Và thực sự nó chính là cách tránh đạo văn hiệu quả hàng đầu và tất yếu đối với sinh viên. Vietbaisinhvien gợi ý cho bạn các web kiểm tra tỷ lệ đạo văn uy tín, gồm: Turnitin, Doit, Small SEO Tools, Quetext,…
Chỉ xem dữ liệu gốc
Có thể đây không phải là cách tránh đạo văn trực tiếp, tuy nhiên nó rất cần thiết và nên được lưu ý. Sẽ ra sao nếu bạn vừa bị quét nội dung trùng lặp, vừa sai kiến thức, thiếu xác thực? Chắc hẳn người chấm bài sẽ đánh giá rất thấp khả năng của bạn. Và lúc này việc nghiên cứu tài liệu gốc là phương pháp đề phòng tối ưu nhất.
Hỗ trợ chỉnh sửa đạo văn trong 2 tiếng
Bạn đã hoàn thành bài tiểu luận, luận văn, báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp,… và lo lắng nội dung bị dính đạo văn? Hãy tìm đến dịch vụ chỉnh sửa đạo văn được hỗ trợ bởi Vietbaisinhvien. Cam kết lợi ích:
- Khắc phục trùng lặp theo yêu cầu, câu từ tỉ mỉ và logic.
- Cung cấp tài liệu kiểm tra đạo văn minh bạch và xác thực.
- Bảo hành dịch vụ miễn phí nếu phát hiện đạo văn vượt mức thỏa thuận.
- Bàn giao file bài hoàn chỉnh đúng hạn (thông thường chỉ trong 2 tiếng).
Liên hệ Zalo 0795.735.930 để được tư vấn trực tiếp, nhanh nhất!
Lời kết
Vietbaisinhvien vừa mách bạn một số cách tránh đạo văn dễ dàng dành cho sinh viên rồi đấy. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trùng lặp nội dung của bản thân. Chúc bạn thành công!
Xem thêm nội dung liên quan:
- APA là gì? Cách trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA chuẩn
- Phong cách trích nguồn Harvard đúng chuẩn [nhiều ví dụ]